Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng bạn ít vốn và thiếu kinh nghiệm?
Bạn muốn thử sức với hình thức nhượng quyền thương hiệu?
Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây! Nó sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nhượng quyền là gì cũng như có được những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho kế hoạch nhượng quyền của mình!
Nhượng quyền là gì?
Nhượng quyền (franchise) hay nói theo một cách khác nhượng quyền thương hiệu chính là một hình thức kinh doanh được hiểu theo nghĩa cho phép một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm: thương hiệu, công nghệ, quy trình quản lý của bên nhượng quyền tại một địa điểm, trong một thời hạn nhất định với một khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận đối với bên nhận nhượng quyền.
Theo đó, bên nhượng quyền sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, đúng những quy trình cũng như hỗ trợ bên nhận nhượng quyền toàn bộ các quyền lợi theo cam kết trong hợp đồng nhượng quyền. Bên nhận nhượng quyền cũng phải có trách nhiệm đảm bảo kinh doanh theo đúng khuôn mẫu, cách thức, quy trình của bên nhượng quyền để không làm mất uy tín và giữ vững được danh tiếng của thương hiệu.
Các loại nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay?
Hiện nay, trên thị trường phổ biến các loại nhượng quyền thương hiệu sau:
1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Theo đó, bên nhận nhượng quyền sẽ có các hợp đồng nhượng quyền ký với thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy theo tiềm lực của công ty và chi phí có thể bỏ ra.
Khi nhượng quyền theo mô hình kinh doanh toàn diện, bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận được 4 mảng chính trong mô hình kinh doanh của mình đó chính là:
– Hệ thống kinh doanh bao gồm chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát và hỗ trợ quá trình tiếp thị, quảng cáo….
– Chuyển giao bí quyết, công nghệ sản xuất và kinh doanh.
– Hệ thống thương hiệu nhượng quyền.
– Các sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền.
Thông thường khi thực hiện hình thức nhượng quyền kinh doanh toàn diện này thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu hai khoản chi phí cơ bản, đó chính là chi phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. Bên nhượng quyền cũng sẽ giúp bên nhận nhượng quyền trong các chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, chi phí mua trang thiết bị, tiếp thị, chi phí quảng cáo và các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu phục vụ kinh doanh hay chi phí tư vấn…..
2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn đó chính là nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Ví dụ như nhượng quyền về sản phẩm, nhượng quyền về công thức và tiếp thị hay cung cấp quyền sử dụng các hình ảnh thương hiệu.
Khi thực hiện hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện thì bên nhượng quyền không có trách nhiệm giám sát và can thiệp quá nhiều vào trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.
Mục đích của hình thức kinh doanh này là bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ của thương hiệu trên thị trường, đẩy mạnh tăng doanh thu và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý
Nhượng quyền có tham gia quản lý thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay tại các chuỗi nhà hàng – khách sạn. Ngoài việc cung cấp các hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành được kinh doanh được dễ dàng và thuận tiện hơn.
4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Với hình thức nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn, ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số tiền nhỏ tiền công ty/cá nhân nhận nhượng quyền. Điều này sẽ giúp cho bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền cũng như tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập vào.
Nói tóm lại, nhượng quyền chính là việc chia sẻ mô hình kinh doanh đã thành công và đem nó từ địa điểm này đến địa điểm khác. Và tại Việt Nam, mô hình kinh doanh này đã khá thành công với các thương hiệu Trà sữa trên thị trường, trong đó có thương hiệu Trà sữa Pozaa Tea – một thương hiệu Trà sữa nổi tiếng đến từ Đài Loan. Với chi phí chỉ từ 300 triệu đồng, bạn có thể mở được một quán Trà sữa Pozaa Tea dưới hình thức nhượng quyền phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn và giúp bạn lựa chọn, nhượng quyền thương hiệu thành công!