Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hàng loạt các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam đã mọc lên như nấm. Và khởi đầu cho xu hướng đó là sự gia nhập của những thương hiệu lớn trên thế giới du nhập vào thị trường Việt Nam. Cùng với đó, nhiều thương hiệu Việt cũng mở rộng thị trường kinh doanh nhượng quyền thương hiệu không những ở trong nước mà còn ra nhiều nước trên thế giới.
Một số công ty nhượng quyền ở Việt Nam trong các lĩnh vực:
1. LOTTERIA – Một trong các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam về lĩnh vực thức ăn nhanh và nhà hàng.
Có thể nhận thấy một điều rằng, lĩnh vực đồ uống, thực phẩm chiếm một tỷ trọng khá lớn trong hệ thống kinh doanh nhượng quyền, hệ thống chuỗi các cơ sở, cửa hàng tại Việt Nam và trên thế giới. Một trong số đó, không thể không nhắc đến thương hiệu đồ ăn nhanh Lotteria – một trong những công ty nhượng quyền thương hiệu đã tạo được chỗ đứng tại Việt Nam trong suốt những năm qua.
Lotteria vào Việt Nam kể từ năm 1998 và đến năm 2004, thương hiệu này mới chính thức tiến hành nhượng quyền thương hiệu cho các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam. Hiện nay, thương hiệu này đã sở hữu hệ thống trên 200 của hàng trên khắp cả nước, trong số đó, chỉ có gần 20 cửa hàng là được Lotteria bán và chuyển nhượng cho nhà đầu tư Việt Nam.
2. HIGHLANDS COFFEE – LĨNH VỰC CÀ PHÊ
Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Trung Nguyên và Starbucks nhưng Highlands Coffee vẫn xuất sắc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với gần 200 cửa hàng. Ngoài ra lượng khách hàng trung thành với Highlands Coffee cũng áp đảo so với 2 đối thủ mạnh.
Theo kết quả khảo sát của Financial Times, Highlands là thương hiệu được người tiêu dùng nhắc tới nhiều thứ hai, chỉ sau Trung Nguyên. Tuy vậy, Trung Nguyên thực tế giành được vị trí cao nhất trong mô hình kinh doanh quán/ chuỗi cà phê xét về quy mô chiến lược phủ 10.000 quán trên toàn Việt Nam khi chỉ cần có bán cà phê và treo bảng hiệu Trung Nguyên. Nhưng nếu xét riêng về mô hình chuỗi cửa hàng cà phê, Trung Nguyên thua xa Highlands.
3. POZAA TEA – LĨNH VỰC TRÀ SỮA
Chính thức có mặt tại Việt Nam kể từ năm 2014, thương hiệu Trà sữa Pozaa Tea đến từ Đài Loan đã có hệ thống gần 50 cửa hàng nhượng quyền trên khắp các tỉnh thành của cả nước và là một trong những công ty nhượng quyền thương hiệu có tốc độ mở cửa hàng nhượng quyền nhanh nhất hiện nay dựa trên độ tin cậy về thương hiệu và sự yêu thích của người tiêu dùng về chất lượng của những cốc Trà sữa mang thương hiệu Pozaa Tea. Chỉ riêng trong tháng 7/2018, Pozaa Tea có thêm gần 10 cửa hàng nhượng quyền được ra đời.
Với chi phí mở cửa hàng nhượng quyền chỉ từ 300 triệu đồng, Pozaa Tea luôn mong muốn tìm kiếm thêm nhiều khách hàng để cùng hợp tác, phát triển xây dựng thương hiệu với chính sách nhượng quyền ưu đãi dành cho mọi đối tác.
4. GIAY TOT – LĨNH VỰC BÁN LẺ
Thành lập từ năm 2011, Giaytot.com xây dựng kênh bán lẻ giày nam trực tuyến và đã đạt được những thành công nhất định.
Ngoài kinh doanh trực tuyến, Giaytot.com còn xây dựng hệ thống showroom để mang lại sự tiện lợi cho các khách hàng. Với gần 10 showroom bán giày nam trong đó gần một nửa là cửa hàng nhượng quyền tại các tỉnh thành phố Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương, Vinh – Nghệ An.
5. PHỞ 24 – LĨNH VỰC ẨM THỰC
Một thương hiệu nhượng quyền đáng chú ý của doanh nghiệp Việt trong những năm gần đây đó chính là thương hiệu “Phở 24” trực thuộc Công ty Việt Thái Quốc tế.
Là một trong những thương hiệu được người Việt ưa thích, hiện nay, số cửa hàng mang tên “Phở 24” đã đạt con số gần 40 cửa hàng. Và đáng chú ý là có khoảng 50% số cửa hàng Phở 24 đã được đặt, nhượng quyền thành công ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Australia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao….
Nhượng quyền thương hiệu luôn là “miếng mồi ngon” cho nhiều người muốn phát triển con đường kinh doanh của mình. Và lời khuyên dành cho những ai đang muốn phát triển sự nghiệp theo hướng nhượng quyền thương hiệu là hãy tìm đến những sản phẩm, công ty nhượng quyền thương hiệu đã có sự uy tín và chỗ đứng trên thị trường như những gợi ý trên đây để có được kết quả như mình mong muốn. Hi vọng với bài viết này bạn đọc đã nằm bắt được các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam cũng như có những kế hoạch hợp tác nhượng quyền trong tương lai.