CategoriesKinh doanh trà sữa

Thế hệ trẻ Việt liên tiếp đầu tư vào thị trường trà sữa

Ngày nay, khi thị trường đồ uống ngày một sôi động, các doanh nghiệp trẻ startup bắt đầu tập trung nhiều vào việc kinh doanh các cửa hàng trà sữa.

Có khoảng hơn 2000 cửa hàng trà sữa ở Việt Nam năm 2018

“ Đã hơn 10h đêm nhưng quán trà sữa vẫn tấp nập người ra vào.” Một người dân quanh khu vực trà sữa vừa lên tiếng.

Chia sẻ với phòng viên của báo Vnexpress, anh Nguyễn Quang Dũng – chủ cửa hàng trà sữa cho biết:

“ Tôi mới mở cửa hàng trà sữa này được vài tháng nhưng số lượng người lui tới ngày càng đông. 6 nhân viên của tôi đang rất nỗ lực để phục vụ tất cả khách hàng, đặc biệt là trong tuần này”.

Nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Ninh trong một khu công nghiệp với khoảng 10000 công nhân trẻ tuổi, quán trà sữa của Dũng bán khoảng 150-200 cốc mỗi ngày, nhiều khi chính bản thân anh phải tham gia phục vụ trong những khoảng thời gian cao điểm.

Tôi thực sự rất bận rộn với việc kinh doanh cửa hàng, tuy nhiên việc đầu tư vào trà sữa là một quyết định thực sự đúng đắn và tôi sẽ không bao giờ hối tiếc vì điều đó.” Dũng tiếp tục chia sẻ.

Dũng là một trong số nhiều doanh nhân trẻ đầu tự vào thị trường trà sữa đang nổi lên trong những năm gần đây. Theo Dũng, ngành kinh doanh này đã đem lại lợi nhuận khá cao bởi nhu cầu lớn của dân số trẻ hiện nay.

Năm 2018, số lượng cửa hàng trà sữa tại Việt Nam đạt 2000 cửa hàng. Theo hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho biết: trung bình cứ 4 ngày lại có một cửa hàng mới mở.

Mặc dù, trà sữa du nhập vào Việt Nam mới từ năm 2000 nhưng số lượng cửa hàng mới chỉ tăng lên trong những năm gần đây chủ yếu bởi hình thức nhượng quyền thương mại.

Thương hiệu trà sữa Việt Nam là Toco Toco đã được khai trương lần đầu vào năm 2013 và tính đến nay đã có hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc, trong khi đó thương hiệu trà sữa Bobabop có khoảng hơn 100 cửa hàng.

Có khoảng hơn 30 thương hiệu trà sữa đã và đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Tất cả thương hiệu này đang nỗ lực cạnh tranh với một thị phần khoảng 282 nghìn đô,nghiên cứu của đại học Euromonitor Anh cho biết.

Chị Hoàng Thị Hiền, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng trà sữa Pozaa Tea hiện đang có nhiều cửa hàng tại Hà Nội, Hồ Chí minh và một số tỉnh khác cho biết: “ Nhiều người muốn đầu tư vào hợp tác với chúng tôi. Năm 2017 chúng tôi chỉ có 8 cửa hàng trên toàn quốc, tuy nhiên đến nay con số đó đã tăng lên đến 60 cửa hàng”. Chị khẳng định rằng, trong thời gian sắp tới, số lượng cửa hàng sẽ tăng lên đến con số 200 trong năm 2019.

Nhu cầu của thế hệ trẻ hiện nay

Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết hiện nay, các bạn trẻ trong độ tuổi sinh năm từ 1996 đến 2000 thường có thói quen hẹn hò tại một quán trà sữa với không gian thoáng mát. Họ đến đó để giải trí, học tập và nhiều khi để thỏa mãn nhu cầu check – in, sống ảo khi mạng xã hội ngày một gia tăng như hiện nay.

Một khảo sát khác với 210 người trong độ tuổi sinh năm 1996-2000 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm ngoái cũng cho thấy 81% số người được hỏi nói rằng cửa hàng trà sữa là địa điểm yêu thích của họ vào thời gian rảnh.

Võ Văn Quang – chuyên gia tư vấn truyền thông và thương hiệu cho biết: “ Hầu hết các cô gái 15 tuổi hiện nay không có thói quen uống café như trước. Tuy nhiên, họ sẵn sàng trả tiền cho một cốc trà sữa. Và thanh thiếu niên là một nhóm khách hàng lớn cho việc tiêu thị ngành đồ uống, bởi thế nhu cầu đối với ngành này là rất cao.

Nhu cầu và lợi nhuận cao chính là miếng mồi nhử thu hút các doanh nhân trẻ tích cực đầu tư và dấn thân vào thị trường F&B.

Nguyễn Phi Vân – chuyên gia thương hiệu, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu Asia cho biết: Một nhà đầu tư có thể kiếm được 40% lợi nhuận trong một cốc trà sữa được bán với giá 25000-60000 đồng (1-2,6USD). Do đó, các doanh nhân sẵn sàng bỏ một số vốn đầu tư lên đến 1 tỷ đồng (43.000USD) cho một cửa hàng bao gồm phí trang trí nội thất và nhượng quyền thương hiệu.

“ Chỉ mất chưa đầy một năm để một nhà đầu tư có thể thu hồi vốn của mình, đó là lý do doanh nghiệp này thu hút được rất nhiều nhà đầu tư”. Vân nói.

Nhiều nhà đầu tư vào sản phẩm trà sữa đang làm việc tại một doanh nghiệp nào đó, họ tiếp tục sử dụng số tiền tiết kiệm được của mình để kiếm thêm thu nhập. Họ có thể tạo ra một thương hiệu trà sữa của chính họ hoặc là đối tác của một thương hiệu nổi tiếng.

Trần Thị Thúy Nga đã mở một cửa hàng trà sữa vào tháng 9 năm ngoái tại trung tâm tỉnh Quảng Ngãi với khoản đầu tư gần 800 tỷ đồng (34.430$).

Cửa hàng của Nga tọa lạc ở một thị trấn nhỏ nhưng hàng ngày vẫn thu hút một số lượng lớn sinh viên và thậm chí cả những người đã có gia đình. Nga thường xuyên phải nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình để hỗ trợ những khi cửa hàng đông khách, mặc dù cửa hàng của Nga hiện tại đã có 8 nhân viên phục vụ.

“ Tôi vẫn chưa thu hồi được số vốn đầu tư của mình nhưng tôi hài lòng với doanh thu hiện tại, sắp tới tôi sẽ mở thêm một cửa hàng nữa ở một địa điểm khác”. Nga chia sẻ và không tiết lộ con số cụ thể.

Dũng – chủ cửa hàng trà sữa ở Bắc Ninh có doanh thu khoảng 180 triệu mỗi tháng ($ 7,760), lợi nhuận hiện tại của anh mới thu hồi được nửa số vốn. Dũng ước tính sẽ thu hồi lại khoản đầu tư 700 triệu đồng (30.146USD) chỉ sau 6 tháng cửa hàng hoạt động.

Anh cũng đang lên kế hoạch để mở một cửa hàng tiếp theo cách đó khoảng 4 km. Cửa hàng hiện tại của anh mới đi vào hoạt động được khoảng 4 tháng. Anh tự tin rằng cả 2 cửa hàng của anh sẽ thu được nhiều doanh thu.

Nguồn Vnexpress International: https://e.vnexpress.net/news/business/economy/generation-z-motivates-vietnamese-entrepreneurs-to-open-bubble-tea-shops-3872358.html?fbclid=IwAR3JvJLQdOVeiX7FV8NYiMlTstFMZjCwmRV-0nGC0O08HlzuzBEyGbK9tj0